Đối với người Phương Tây, họ chào nhau bằng cách bắt tay, trả lễ cho nhau bằng nụ cười. Đối với người Nhật thì họ chào nhau bằng hành động cúi gập đầu để tỏ sự tôn kính lẫn nhau. Còn đối với người Khmer thì chắp tay Sampeah là lối văn hóa ứng xử truyền thống rất được xem trọng, và là hành động thể hiện phép lịch sự tối thiểu của một con người.
Sampeah - Một nghi thức chào hỏi truyền thống của người Khmer
Dân tộc Khmer là một dân tộc coi trọng lễ nghi và thứ bậc xã hội, đối với người Khmer việc đánh giá một con người không chỉ dựa vào trình độ học vấn, cách nói chuyện mà còn dựa vào cử chỉ, thái độ mà người đó thể hiện có nhã nhặn và đúng quy cách hay không.
Khi gặp nhau, người Khmer thường sẽ chào nhau mở đầu bằng câu nói: “ជំរាបសួរ - Chumreap Suor”. Đồng thời chắp 2 tay khép lại với nhau như một búp sen đặt trước ngực, sau đó cúi đầu nhẹ nhàng cùng với nụ cười thân thiên trên môi. Từ “Chumreap” có ý nghĩa “tôn kính”, được dùng thường xuyên khi người Khmer chào hỏi, chia tay hoặc tạm biệt lẫn nhau. Và đôi khi, chúng ta cũng có thể dùng Sampeah để xin lỗi khi chúng ta vô tình bước lên chân hoặc chạm vào vết thương của ai đó. Sampeah là một hành động chân thành nhất chứ không phải xin lỗi xã giao.
Khi gặp nhau, người Khmer thường sẽ chào nhau mở đầu bằng câu nói: “ជំរាបសួរ - Chumreap Suor”. Đồng thời chắp 2 tay khép lại với nhau như một búp sen đặt trước ngực, sau đó cúi đầu nhẹ nhàng cùng với nụ cười thân thiên trên môi. Từ “Chumreap” có ý nghĩa “tôn kính”, được dùng thường xuyên khi người Khmer chào hỏi, chia tay hoặc tạm biệt lẫn nhau. Và đôi khi, chúng ta cũng có thể dùng Sampeah để xin lỗi khi chúng ta vô tình bước lên chân hoặc chạm vào vết thương của ai đó. Sampeah là một hành động chân thành nhất chứ không phải xin lỗi xã giao.
Cúi nhưng không hạ mình
Xem thêm Ramvong - Điệu múa Khmer truyền thống không bao giờ lỗi mốt |
Người Khmer có quan niệm xem phần đầu là bộ phận thiêng liêng và cao quý nhất. Còn hoa sen được xem là loài hoa biểu trưng của đức Phật, loài hoa của lòng chân thành và sự tôn kính cao độ. Vì vậy, hành động chắp tay cúi đầu chào trước một ai đó chính là nhằm thể hiện sự chân thành sâu sắc xuất phát từ tâm hồn của chúng ta, chứ không phải là chào hỏi xả giao đơn thuần như văn hóa bắt tay của phương Tây.
Tùy vào tuổi tác và thứ bậc của người đối diện mà có cách Sampeah khác nhau
Sampeah là một trong những nguyên tắc hành xử truyền thống rất đẹp. Song để thực hiện động tác chắp tay cúi đầu chào chính xác theo truyền thống Khmer theo từng trường hợp thì khá phức tạp. Việc đặt tay ngang đâu, cúi đầu thấp đến mức nào, trong thời gian bao lâu phụ thuộc vào địa vị xã hội, tuổi tác, kinh nghiệm và vị trí công việc. Và, vì thế người ta chia Sampeah ra làm nhiều loại tuỳ vào thời điểm và trường hợp. Chẳng hạn:
- Người nhỏ tuổi hơn sẽ vái chào trước, còn người lớn tuổi hơn sẽ đáp lại bằng cái cúi chào nhẹ nhàng và chắp tay thấp hơn.
- Người trẻ tuổi thể hiện lòng kính trọng với người lớn tuổi hay người có địa vị đáng kính trọng khác thì sẽ cúi đầu cho đến khi phần mũi chạm vào tay. Phụ nữ thường sẽ hơi nhún đầu gối khi vái chào thể hiện sự khiêm tốn, nết na và dịu dàng (đây cũng được xem là một trong số đức hạnh của người con gái Khmer - charya sambat robos satrey Khmer).
- Phần mũi của bàn tay sẽ được đưa lên cao hơn phần lông mày, chạm đến phần trán chỉ trong trường hợp vái lạy chư tăng hay chào các nhân vật lớn, Quốc kỳ, biểu tượng của Hoàng gia...
- Thông thường, khi được vái chào thì chúng ta cũng phải vái chào đáp lễ. Những người ngang hàng chỉ cần chắp tay và cúi nhẹ đầu để đáp lại. Chỉ khi giữa hai bên có khoảng cách rất lớn về tuổi tác hay địa vị mới không phải cúi chào, chẳng hạn: ông bà - cha mẹ thì không vái đáp trả đối với con cháu hay trẻ nhỏ, Các vị sư sẽ không vái đáp lại khi các tín đồ vái chào…etc
Tuy nhiên, không phải cứ nhìn thấy nhau là người ta lại hành lễ như vậy, thông thường chỉ lần gặp đầu tiên trong ngày, chúng ta sẽ cúi chào theo đúng chuẩn, còn những lần gặp tiếp theo chúng ta chỉ cần khẽ gật đầu và mỉm cười chào nhau là được, để khỏi phiền phức và tốn thời gian.
Hành động Sampeah thể hiện cả một nền văn hóa trọng thượng của dân tộc Khmer: Cúi nhưng không hạ mình. Sự nhún nhường đó chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện, nên các bạn đừng ngại thể hiện điều đó ngay cả khi các bạn đang sống trong một cộng đồng có văn hóa khác biệt.
Xem thêm Tại sao Phật giáo Khmer không ăn chay? |
Tags:
Văn hoá Khmer