Prasat Phimai - ngôi đền Khmer cổ bằng đá sa thạch lớn nhất và linh thiêng nhất của Thái Lan

Công viên lịch sử Phimai nằm ở thị trấn nhỏ Phimai thuộc tỉnh Nakhon Ratchasima, cách Bangkok gần 300 km về phía Đông Bắc Thái Lan, đây là một quần thể các ngôi đền Khmer Cổ lớn nhất Thái Lan, với cách bố trí ngôi đền theo hướng Nam cùng chu vi 1020x580, Phimai là ngôi đền duy nhất có thể so sánh với Đền Angkor vĩ đại với chu vi 1025x800.

Điều làm nên nét độc đáo của ngôi đền này là nó được xây dựng như một ngôi đền Phật giáo, mặc dù ban đầu người Khmer xây dựng nó để thờ những vị thần trong đạo Hindu.

Khuôn viên Prasat Hin Phimai | Nguồn ảnh wikipedia.org

Đặc điểm của Phimai

 Đền hiện nay được xem là ngôi đền bằng đá sa thạch lớn nhất và linh thiêng nhất của Thái Lan.

 Phimai là ngôi đền đẹp nhất, nguy nga nhất, nguyên vẹn nhất và là ngôi đền đang bị đe dọa nhiều nhất.
 Đường vào lăng mộ chính là hai con đường bằng đá sa thạch đỏ trải dài dẫn vào tận bên trong đền.
 Bao bọc khu công viên là 4 bức tường với nghệ thuật điêu khắc tuyệt đẹp gồm 4 cổng: Đông, Tây, Nam, Bắc và đền Phimai nằm ở cửa Nam.
 Có một số chi tiết giống Angkor Wat ở Campuchia.

Phimai, có tên chính thức là Prasat Hin Phimai được xây dựng vào thế kỷ 11 và 12, thời đó nó từng được xem là một trong những thành phố quan trọng của người Khmer cổ. Prasat Hin Phimai được xây dựng ở cuối đại lộ cổ nối với Angkor (Siem Reap ngày nay) với các ngôi đền Khmer khác như Muang TamPhanom Rung ở giữa.

Đánh giá về phong cách của ngôi đền giống với Angkor Wat ở Campuchia và quy mô của khu phức hợp, Phimai hẳn là một ngôi đền quan trọng vào thời mà nó xây dựng. Hầu hết các ngôi đền Khmer cổ đều quay về hướng đông, còn đền Phimai hướng về phía Đông Nam, tức là nó hướng mặt về Angkor Wat ở Campuchia.

Bố cục và cấu trúc của Phimai

Cách bố trí và cấu trúc của Phimai gợi nhớ đến một ngôi đền Khmer nổi tiếng khác trên cùng đại lộ cổ kính này về phía Đông Nam, được gọi là Phanom Rung. Khu phức hợp hình chữ nhật được bao quanh hoàn toàn bởi hồ nước và các bức tường bên ngoài - Các hồ nước tượng trưng cho các đại dương xung quanh Núi Meru.

Rồng Naga Mucilinda che chở Đức Phật | Nguồn: PhotoDhamar.net

Bên trái chiếc cầu Naga là một kiến trúc nhỏ được xây dựng như một nơi để thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Cầu Naga tượng trưng cho sự đi qua thế giới của con người vào thế giới của các vị thần.

Cầu Naga | Nguồn: PhotoDhamar.net

Khi đi qua cầu Naga, cửa ngõ của tháp hình chóp (gọi là gopura) xuyên qua bức tường bên ngoài phía Nam sẽ vào đến bên trong đền thờ. Trong lối dài vào bên trong đền thờ cho chúng ta một cái nhìn ấn tượng về các cấu trúc của ngôi đền với chiếc xe ngựa khổng lồ ở trung tâm. Bên trái bên ngoài khu bảo tồn bên trong là hai thư viện nơi lưu giữ thánh thư cổ xưa.

Cầu Naga | Nguồn: PhotoDhamar.net

Cầu Naga xây dựng trên trục quay theo hướng Nam, trên cầu là bục trung tâm hình chữ thập có hai con sư tử và xung quanh là Naga.

Sư tử đá và Naga | Nguồn: PhotoDhamar.net

Tổng thể đền được xây dựng trong suốt thời trị vì của vua Jayavaraman VI (1080 - 1107) và nó cơ bản hoàn thành vào năm 1108. Tiếp sau đó ngôi đền tiếp tục được hoàn thiện bởi vua Jayavarman VII (1181-1219), người theo đạo Phật giáo Đại thừa và có một vị trí rất quan trọng trong việc củng cố và phát triển đất nước trở thành Đế quốc cực thịnh thời đó. Nếu như trước đó, ngôi đền ảnh hưởng kiến trúc của đạo Hindu giáo thì sau khi vua Jayavaraman VII lên ngôi thì ngôi đền ảnh hưởng kiến trúc của Phật giáo.

Khoảng cách từ cầu Naga (người Khmer gọi là spean neak) về hướng Nam theo giả định của các nhà khoa học là con đường đá trực tiếp đến đền Angkor, cách đó khoảng 225 km. Sau khi đi qua cầu Naga, cửa ngõ hoặc tháp gopura xuyên qua bức tường bên ngoài Nam cho phép thâm nhập vào các khu đền thờ. Một lối dài dẫn vào bên trong với những một cái nhìn ấn tượng về đền thờ kết cấu với chiếc xe ngựa không dừng ở trung tâm. Bên trái bên ngoài khu bảo tồn bên trong là hai thư viện lưu trữ thánh thư xưa.

Khu bên trong được bao quanh bởi những bức điêu khắc theo lối dẫn vào gopuras. Những phù điêu trên đỉnh của gopuras được chạm khắc tinh xảo mô tả về thần Shiva cũng như những câu chuyện từ đời của Đức Phật và sử thi Ấn Độ Ramayana.

Khu bảo tồn bên trong có ba prangs. Trung tâm và lớn nhất tượng trưng cho Núi Meru, trung tâm của vũ trụ trong vũ trụ học của người Hindu. Nơi đây lưu giữ linga linh thiêng, biểu tượng của Thần Shiva.

Tháp trung tâm | Nguồn: PhotoDhamar.net

Tháp Prang trung tâm là điện thờ Đức Phật, chỉ ra rằng Phimai được xây dựng như một ngôi đền Phật giáo. Prang sa thạch này đã được xây dựng trong thế giới kỷ 11 hoặc 12. Hai tháp prang nhỏ hơn, gồm Prang Hin Daeng và Prang Bhramadat được xây dựngtrong thế kỷ 13.

Chiếc prang thứ hai có một bức tượng của Đại đế Jayavarman VII - và hiện nay đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Phimai gần đó.

Công viên lịch sử Phimai đã được cải tạo trong nửa sau của những năm 1960. Nó được đang được chính phủ Thái Lan kiến nghị lên UNESCO để được công nhận là Di sản Thế giới trong tương lai.

Bảo tàng quốc gia Phimai

Bảo tàng quốc gia Phimai trưng bày một số lượng lớn các hiện vật từ nhiều địa điểm khác nhau ở vùng thấp của Đông Bắc Thái Lan. Bảo tàng trưng bày nhiều vật phẩm từ Prasat Hin Phimai gần đó, bao gồm cả những phù điêu được chạm khắc tinh xảo và một bức tượng của Jayavarman VII, vị trí của đế chế Khmer vào cuối thế kỷ 12. Bức tượng được phát hiện tại một trong những prangs của Phimai. Bảo tàng cũng có trưng bày các cổ vật được tìm thấy từ khu khảo cổ Ban Prasat gần đó, có niên đại 3.000 năm trước, chẳng hạn như đồ gốm sứ.

Hướng dẫn cách đến Phimai:

Công viên lịch sử Phimai nằm ở thị trấn nhỏ Phimai thuộc tỉnh Nakhon Ratchasima, cách Bangkok gần 300 km về phía Đông Bắc Thái Lan. Để đến đây, trước hết phải đi đến thị trấn Nakhon Ratchasima. Có thể đi bằng xe khách từ bến xe phía Bắc Morchit của Bangkok hoặc bằng tàu xe lửa từ ga Hua Lamphong của Bangkok, mất khoảng 5 đến 6 giờ. Cả hai phương tiện đều có nhiều chuyến qua lại Nakhon Ratchasima mỗi ngày. Sau đó đi xe ô tô địa phương từ Nakhon Ratchasima đến Phimai, khoảng 60 km, mất khoảng 1 giờ để đi đến nơi.

Thời gian mở cửa đón khách:

- Công viên lịch sử Phimai mở cửa hàng ngày từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều.

- Bảo tàng quốc gia Phimai mở cửa hàng ngày từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Tổng hợp và lược dịch bởi Khổng Seyla

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên hệ đặt quảng cáo: 0976.559.389

Liên hệ đặt QC: 0976.559.389